TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE


(Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)
Khai giang lop moi Tuyen sinh 2 Tuyen sinh 2024 Tuyen sinh 2024 (2)

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tuyển sinh

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH 2024

xem thêm

Đối tác

Chương trình Đào tạo >> Ngành Kiểm toán

Giới thiệu về ngành Kiểm toán (Kế toán kiểm toán) (06/10/2011)

 

Hình ảnh : Phòng học ngành kế toán

 

Tại Việt Nam, nghề kiểm toán mới chỉ được nhắc đến từ đầu thập niên 1990. Nhưng hiện nay nó được coi là một trong những nghề “nóng” nhất ở Việt Nam.Trong 10 năm tới, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu tăng số lượng công ty kiểm toán với 20.000 kiểm toán viên.

Bên cạnh đó, còn nhiều công ty kiểm toán nước ngoài đang quan tâm tới thị trường Việt Nam. Sinh viên các chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo rất nhanh.

Kiểm toán – “người nghe”

Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ  “Audit” trong tiếng Latin. Điều thú vị, từ này có nghĩa là “người nghe”.

Vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, chính quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra.

Từ đó cho đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính.

Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng.

Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu. Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ…

Bạn có thể làm việc ở bộ phận kiểm toán nội bộ của một công ty nào đó hoặc ở các công ty dịch vụ, tư vấn kiểm toán hoặc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.

Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn nghề kiểm toán

- Công việc của bạn là phát hiện các sai sót và gian lận trong hoạt động tài chính, kế toán. Nếu bạn thích thử thách và khám phá, bạn luôn có cơ hội để khẳng định mình. Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều đơn vị kiểm toán với các tình huống khác nhau và lúc nào bạn cũng phải vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo của mình.

- Nghề kiểm toán hứa hẹn cơ hội việc làm rất lớn. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng gần 900 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, chưa đủ lực lượng để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp hiện thời.

- Mức lương khởi điểm của kiểm toán viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài tương đối cao, khoảng 3 triệu đồng/tháng. Thêm nữa, làm việc trong những công ty như thế này, vốn ngoại ngữ của bạn đồng thời cũng tăng lên rất nhiều, vì nghề kiểm toán có tính hội nhập tương đối cao.

Những tố chất giúp bạn thành công

Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng có những yêu cầu đặc trưng: trước hết bạn phải có tính độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ đơn vị được kiểm toán và nguồn số liệu nào, có như vậy bạn mới có thể đưa ra được ý kiến trung thực, khách quan về những tài liệu được kiểm toán.

Ngoài ra, bạn phải là người có tính thận trọng vì kết luận kiểm toán của bạn có khả năng quyết định đến số phận của cả một công ty với hàng trăm con người đang làm việc ở đó.

Bạn cũng cần phải thể hiện óc quan sát và tư duy phân tích cao, giỏi tính toán, yêu thích những con số, khả năng chịu đựng áp lực của công việc. Bạn cũng cần luôn vươn lên, học hỏi những kiến thức mới về kế toán, kiểm toán và luật kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.