TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE


(Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)
Khai giang lop moi Tuyen sinh 2 Tuyen sinh 2024 Tuyen sinh 2024 (2)

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tuyển sinh

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH 2024

xem thêm

Đối tác

Tin tức >> Bản tin trường

Vì sao hàng trăm nghìn thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học? (24/09/2023)

Năm 2023, có hơn 117.000 thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 từ chối nhập học. Các chuyên gia cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên.

Gần 120.000 thí sinh trúng tuyển không vào đại học

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã công bố kết quả xét tuyển đợt 1 với hơn 612.000 thí sinh trúng tuyển vào đại học, chiếm 93% tổng số em đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Tuy nhiên, khi kết thúc thời hạn quy định có đến 117.795 thí sinh đỗ vào đại học không xác nhận nhập học, từ chối quyền trúng tuyển của mình.

Như vậy, nếu tính cả những trường hợp không nhập học sau khi đã xác nhận trực tuyến trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT thì số thí sinh từ chối vào đại học dù đã trúng tuyển vào khoảng 120.000 em.

Năm 2022, số thí sinh trúng tuyển đợt 1 là xấp xỉ 567.500 em (chiếm 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển); trong khi đó, số thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 là trên 463.000 em (81,6% số trúng tuyển).

Nguyên nhân do đâu?

Thầy Nguyễn Minh (giảng viên Trường ĐH Thương mại Hà Nội) cho biết, việc thí sinh không xác nhận nhập học có thể do nhiều nguyên nhân.

"Có không ít trường hợp thí sinh trúng tuyển nhưng quyết định đi làm vì điều kiện gia đình khó khăn hoặc đi xuất khẩu lao động bởi sẽ kiếm được khoản tiền lớn chỉ sau quãng thời gian ngắn. Cũng có thí sinh đổi hướng đi du học hoặc học nghề do thời gian học nghề ngắn hơn, học phí rẻ hơn và được tiếp cận việc làm sớm. Hoặc thí sinh trúng tuyển vào trường, ngành mà mình không mong muốn nên muốn tìm cơ hội ở các đợt xét tuyển bổ sung".

 

Vì sao hàng trăm nghìn thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học? - Ảnh 2.

Tân sinh viên Trường ĐH Công Thương TP.HCM làm thủ tục nhập học năm 2023.

Theo thầy Minh, giữa nhiều nguyên nhân trên, có một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là thí sinh từ chối nhập học do vấn đề học phí tăng cao.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, những năm gần đây, tỷ lệ nhập học thấp chủ yếu rơi vào vùng trung du, miền núi nơi còn nhiều khó khăn. Những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, nếu không có lý do chính đáng, coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Theo chuyên gia tuyển sinh Phùng Quán (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM), mùa tuyển sinh năm nay kéo dài là yếu tố góp phần tạo mệt mỏi cho thí sinh và phụ huynh, dẫn đến quyết định thay đổi việc học ĐH. "Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu rút ngắn thời gian tuyển sinh, đặc biệt là các khâu đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng để làm sao công tác tuyển sinh sớm hoàn tất trước ngày 2/9. Có như vậy, thí sinh mới tránh khỏi mệt mỏi vì chờ đợi, các trường cũng sớm bắt đầu năm học mới".

Về giải pháp, theo TS. Lê Viết Khuyến (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), phần đông sinh viên đi học hiện nay tự phải lo kinh phí từ nguồn gia đình, thiếu sự hỗ trợ lâu dài từ phía Nhà nước. Vì vậy, cần mở rộng chính sách tín dụng đối sinh viên để người học có nhu cầu có thể tiếp cận vốn vay và trang trải cuộc sống học tập. Đây là điều mà học sinh, sinh viên và nhiều gia đình mong muốn nhất hiện nay.

Theo TS. Lê Viết Khuyến, để có thêm nguồn lực cần phải xem lại tính hiệu quả trong hoạt động của mình, đồng thời đa dạng được nguồn thu để giảm phụ thuộc vào việc tăng học phí. Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng quỹ học bổng và cơ chế tài chính để hỗ trợ sinh viên khi học phí tăng.

Đỗ Vi

Nguồn: Bài viết của Báo Sức khỏe và đời sống