TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE


(Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)
chuc mung nam moi Khai giang lop moi Tuyen sinh 2 Tuyen sinh 2025 Tuyen sinh 2025 (2)

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tuyển sinh

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH 2024

xem thêm

Đối tác

Tin tức >> Bản tin trường

Xu hướng mới của giới trẻ: Chọn học nghề, bỏ qua bằng cử nhân (08/04/2022)

Thay vì chọn con đường bằng cấp, nhiều bạn trẻ hiện nay đã tìm cho mình những hướng đi riêng. Trong đó, có không ít bạn đã là sinh viên học đến năm 2, năm 3, thậm chí đã là kỹ sư, cử nhân cũng chấp nhận từ bỏ tấm bằng đại học để theo đuổi một ngành nghề khác phù hợp hơn hoặc dễ dàng tìm công việc ổn định sau khi tốt nghiệp.

Học lực khá, giỏi nhưng không muốn học đại học

Vốn có học lực khá, giỏi nhiều năm liền và được trúng tuyển vào một trường đại học uy tín tại TP HCM nhưng Lê Thị Tuyết Mai (TP HCM) đã quyết định từ chối giảng đường đại học và chọn lối đi riêng – học Quản trị nhà hàng khách sạn tại trường trung cấp Sài Gòn. Trở thành một quản lí bộ phận F&B khách sạn quốc tế là điều Tuyết Mai ấp ủ tại ngôi trường trung cấp này, ngoài những kiến thức chuyên môn được giảng dạy bởi thầy cô, giám đốc quản lí nhà hàng, khách sạn Tuyết Mai được thực hành rất nhiều để nâng cao tay nghề, phục vụ cho công việc mà nếu học đại học, Mai ít có được. Với Mai “con đường đi đến thành công không chỉ có đại học, nếu cố gắng và đi đúng hướng sẽ sớm thành công”.

  Xu hướng mới của giới trẻ: Chọn học nghề, bỏ qua bằng cử nhân

      Kỹ thuật chế biến món ăn, một nghề đang thu hút các bạn trẻ

Tương tự Tuyết Mai, bạn Nguyễn Tấn Long (quê Long An) có cơ hội xét tuyển vào các trường đại học ở TP HCM thế nhưng Long lại chọn một trường trung cấp tại quê nhà để phù hợp về kinh tế gia đình mà vẫn được học nghề mình đam mê. Long cho biết,  được vào  đại học thời buổi bây giờ rất dễ dàng vì  có nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển tạo thuận lợi cho học sinh trúng tuyển, thế nhưng theo thông tin em tìm hiểu được thì hàng năm lại có hàng ngàn cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp hoặc không làm đúng ngành nghề đã học. Vì vậy, em sợ mình lại rơi vào “vết xe đổ” đó nên em quyết định không xét tuyển đại học mà chọn học nghề  mình yêu thích tại một trường trung cấp”.

Trường hợp của hai bạn trẻ trên cũng không còn là cá biệt, bởi hiện nay nhiều bạn trẻ đã “thức thời” trước tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, gây hệ lụy sinh viên sau tốt nghiệp  đại học phải thất nghiệp hoặc đi làm trái ngành, trái nghề. Vì vậy, các bạn  trẻ ngày nay đã mạnh dạn chọn cho mình hướng đi riêng, phù hợp với kinh tế gia đình và đặc biệt là chọn đúng ngành, nghề mình yêu thích, đam mê.

Bỏ ngang đại học, chuyển sang học nghề

Trần Bảo Minh (TP HCM) đang  học nghề sửa chữa máy tính tại một trung tâm dạy nghề chia sẻ: “Trước đây em từng học đại học, đến năm  học thứ 2 em xét thấy bản thân mình không phù hợp với ngành đang học nên quyết định nghỉ ngang và đăng ký học nghề sửa chữa máy tính tại một trung tâm dạy nghề uy tín”. Với Bảo Minh, việc chuyển đổi chuyên ngành học không mấy khó khăn, một trường đào tạo thành kỹ sư, thiên về lý thuyết cộng thực hành; một nơi chuyên đào tạo chuyên sâu thực hành, bản thân là người có tính cách năng động, thích khám phá nên Bảo Minh thích nghi nghề rất nhanh.

               Lựa chọn học  nghề để có thu nhập ổn định sau khi ra trường

Cũng giống Bảo Minh, bạn Lê Tiến Dũng (quê Tiền Giang) mặc dù đã nhận được giấy trúng tuyển một trường đại học uy tín tại TP HCM nhưng Dũng lại quyết định không bước vào giảng đường đại học nữa mà đăng ký  học trường nghề mình yêu thích. “Sau khi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật chế biến các món ăn, em  làm việc  tại một nhà hàng có tên tuổi ở TP HCM với mức lương ổn định,  có thể tự lập nuôi sống bản thân mà không mất nhiều thời gian, công sức, kinh phí cho 4,5 năm học đại học”. Dũng tâm sự.

Cử nhân thất nghiệp đi học nghề

Không chọn học đại học ngay từ đầu xem ra vẫn còn tốt, bởi đã có không ít sinh viên đã lấy bằng cử nhân nhưng vẫn quyết định bỏ tấm bằng đại học để chuyển sang học nghề. Như Lê Trọng Tín (TP HCM)  dù đã có trong tay hai tấm bằng đại học với 2 ngành:  ngành Quản Trị kinh doanh và  Luật Kinh tế nhưng sau một thời gian đi làm, Tín cảm thấy không thích và không phù hợp nên quyết định nộp hồ sơ  vào học trường trung cấp để được học nghề mình yêu thích.

Trường hợp như Trọng Tín hiện không phải hiếm vì nhiều bạn trẻ đã không xác định được ngành nghề mình yêu thích hay không biết mình thích gì nên cứ đăng ký học đại, miễn sao có bằng đại học là được. Tuy vậy, Trọng Tín vẫn còn “dũng cảm” hơn nhiều bạn trẻ khác khi nhìn thẳng vào thực tế bản thân và dám từ bỏ để bắt đầu lại ở một vị trí xuất phát diểm thấp hơn.

Một hoạt động hướng nghiệp, phân luồng hệ nghề được các bạn trẻ quan tâm

Nói về thực trạng sinh viên bỏ ngang việc học đại học hay bỏ bằng đại học theo học trường nghề, các chuyên gia tâm lí, tư vấn hướng nghiệp học sinh, sinh viên, nhìn nhận. Trước đây xã hội chuộng hình thức học đại học để “chứng tỏ” vị thế  mình trong xã hội hay có suy nghĩ học đại học để ra trường có một việc làm nhẹ nhàng với mức lương cao… nhưng những năm gần đây, từ chuyện hàng năm có gần chục ngàn sinh viên đại học trên cả nước ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành  nghề, chính điều này đã làm thay đổi xu hướng nhận thức về học nghề từ học sinh, gia đình và xã hội. Nhiều bạn trẻ đã không còn mang nặng tư tưởng phải vào giảng đường đại học bằng mọi giá nữa mà chuyển sang hướng đi khác  bằng các trường nghề, cao đẳng, trung cấp. Điều này ít nhiều cũng có tác dụng tích cực trong xã hội khi vấn nạn chạy theo bằng cấp tràn lan rồi thất nghiệp, lãng phí rất nhiều thời gian, công sức, kinh tế.

Tuy vậy, học đại học cũng rất cần thiết cho những bạn muốn trở thành Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo viên…nhưng với những bạn trẻ chưa biết mình muốn làm gì trong tương lai, hay những người không mặn mà với con đường hàn lâm, thì đại học không phải là lựa chọn tốt.

 Theo một khảo sát gần đây tại nước Anh, trẻ  từ 11 tuổi – 16 tuổi rất ít tin vào con đường đại học.  Vấn đề học phí chính là nguyên do khiến  phụ huynh, học sinh chùn bước. Chỉ có 38% tin rằng các khóa học xứng đáng với học phí họ bỏ ra.

 

    ĐÀO THIẾT

 

Bài viết gốc: doisongvagiaoduc.vn