Chương trình Đào tạo >> Ngành Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn
Chuẩn đầu ra ngành nghiệp vụ nhà hàng khách sạn (01/10/2011)
A. Về kiến thức: Chương trình trang bị cho học sinh những kiến thức đạt chuẩn kiến thức chuyên môn của trình độ Trung cấp ngành Nghiệp vụ nhà hàng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có kiến thức về quốc phòng toàn dân, ý thức rèn luyện sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành nhà hàng như: nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ bar, tổ chức kinh doanh nhà hàng, văn hoá ẩm thực, xây dựng thực đơn.
- Có kiến thức cơ bản về tâm lý, lịch sử, văn hóa Việt nam, marketing du lịch, thanh tóan quốc tế… đáp ứng đuợc yêu cầu hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng như: tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, marketing du lịch, kỹ năng giao tiếp, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn.
- Kiến thức về quy trình nghiệp vụ nhà hàng như: vệ sinh dụng cụ, sắp đặt dụng cụ, quy trình phục vụ ăn uống, phục vụ các loại tiệc, phục vụ các loại đồ uống, giải quyết phàn nàn và mối quan hệ của bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Nắm rõ ý nghĩa quan trọng của thông tin tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán các dịch vụ trong nhà hàng.
- Có khả năng vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tế công tác và tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí công tác của mình.
B. Về kỹ năng: Người tốt nghiệp chương trình Trung cấp Nghiệp vụ nhà hàng đạt chuẩn về các kỹ năng căn bản và các kỹ năng chuyên sâu của ngành Nghiệp vụ nhà hàng gồm:
- Có khả năng đảm nhận vị trí của nhân viên phục vụ bàn, bar trong nhà hàng.
- Trang bị cho học sinh kỹ năng nắm bắt tâm lý và giao tiếp trong các môi trường làm việc khác nhau.
- Có khả năng thực hiện quy trình nghiệp vụ nhà hàng thuần thục, xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong phục vụ ăn, uống như : vệ sinh, sắp đặt dụng cụ, phục vụ bữa ăn, phục vụ các loại tiệc, pha chế và phục vụ các đồ uống.
- Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu vị trí công việc.
- Có khả năng tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc luật Quốc tế và Việt Nam về kinh tế, du lịch, về an toàn vệ sinh thực phẩm trong khách sạn, nhà hàng. - Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và nghiên cứu thực nghiệm. Có kỹ năng làm báo cáo, có khả năng ứng xử trong kinh doanh: Thuyết trình, giao dịch, đàm phán trong kinh doanh.
C. Về thái độ, hành vi đạo đức:
- Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các quy định của Nhà trường, của cơ quan, đoàn thể.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.
- Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
- Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.
- Hợp tác, thân thiện, khiêm tốn trong các mối quan hệ.
D. Về ngoại ngữ:
- Sau khi tốt nghiệp học sinh đạt trình độ tiếng Anh bằng A hoặc trình độ tương đương.
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
E. Khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp ra trường, học sinh có nhiều cơ hội việc làm ở vị trí nhân viên quản lý, nhân viên nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp, đơn vị cơ quan thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Học sinh cũng có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học ngành Quản trị kinh doanh.