TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE


(Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)
chuc mung nam moi Khai giang lop moi Tuyen sinh 2 Tuyen sinh 2025 Tuyen sinh 2025 (2)

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tuyển sinh

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH 2024

xem thêm

Đối tác

Chương trình Đào tạo >> Ngành Kế toán doanh nghiệp

Giới thiệu về ngành Kế toán doanh nghiệp (06/10/2011)

 

Hình ảnh : Phòng học ngành Kế toán doanh nghiệp

 

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo...

Kế toán là gì?

Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.

Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?...

Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:

Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.

Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.

Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.

Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.

Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.

Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.

Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình - “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.

Chọn nghề này, bạn sẽ làm việc ở đâu?

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.

Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:

- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm...), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…

- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư) cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.

Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn nghề này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.

Để làm nghề kế toán bạn cần những phẩm chất gì?

Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.

Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”.

Cẩn thận: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.

- Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.

Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ trước khi chọn nghề kế toán.