TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN - SAIGON COLLEGE


(Tên cũ: TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT SÀI GÒN)
Khai giang lop moi Tuyen sinh 2 Tuyen sinh 2023 Tuyen sinh

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tuyển sinh

PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2024

xem thêm
undefined

Tài liệu học tập trực tuyến

xem thêm

Đối tác

Giới thiệu

Tổ chức bộ máy (23/08/2011)

 

Trường Trung cấp Sài Gòn

 

Hiệu trưởng

ThS. Nguyễn Việt Dũng

Phone :  0903 99 00 99

 

 

 

Phó Hiệu trưởng

ThS. Phạm Xuân Thỉnh

Phone : 0989 017 065

Phó Hiệu trưởng

Bà Nguyễn Thị Thái Thanh

Phone :  0909 842 807

 

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

 

HỌ TÊN

TRÌNH ĐỘ

CHỨC VỤ

 

I.   BAN GIÁM HIỆU:

1. Nguyễn Việt Dũng

Thạc sỹ

Hiệu trưởng

2. Phạm Xuân Thỉnh

Thạc sỹ

P.Hiệu trưởng

3. Nguyễn Thị Thái Thanh

Cử nhân

P.Hiệu trưởng

4. Nguyễn Ngọc Ái

5. Phan Quốc Nam

Thạc sỹ

Cử nhân

Trợ lý Hiệu trưởng

CVP nhà Trường

 

II.   HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO:

 

 

 

 

 

 

1. Phan Văn Việt

2. Nguyễn Ngọc Ái

3. Nguyễn Việt Dũng

4. Phạm Xuân Thỉnh

5. Huỳnh Phát Huy

Giáo sư Tiến sĩ

Thạc sỹ

Thạc sỹ

Thạc sỹ

Thạc sỹ

Chủ tịch

Ủy viên Thường trực

Ủy viên

Ủy viên

Ủy viên

6. Phạm Hùng Sơn

Thạc sỹ

Ủy viên

7. Lưu Thị Thúy

Thạc sỹ

Ủy viên

 

 

 

 

   

 

 

 

 

III.   PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP:

1. Phạm Xuân Thỉnh

Thạc sỹ

Trưởng phòng

2. Nguyễn Thị Thái Thanh

Cử nhân

Kế toán trưởng

3. Nguyễn Thị Vân

Cử nhân

Cán bộ

4. Phan Thu Thủy

Cử nhân

Cán bộ

 

IV.   PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO:

1. Nguyễn Việt Dũng

2. Nguyễn Thị Như Quỳnh

3. Thạch Hoàng Thanh

Thạc sỹ

Cử nhân

Cử nhân

Trưởng phòng

Cán bộ

Cán bộ

 

V.   PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN:

1. Mai Thành Đạt

2. Nguyễn Thị Vân

 

Cử nhân

Cử nhân

 

Phụ trách

Cán bộ

 

VI.   PHÒNG TUYỂN SINH VÀ HỢP TÁC ĐÀO TẠO:

1. Phạm Hùng Sơn

Cử nhân

Phó phòng

2. Nguyễn Cao Duy Thuyết

Cử nhân

Chuyên viên

     

 

   

 

VII. CƠ SỞ 2

1. Thạch Hoàng Thanh

Cử Nhân

Giám Đốc

2. Phạm Quốc Huy Cử Nhân Chuyên Viên
     

 

VIII. CƠ SỞ 3  

1. Võ Trâm Cử Nhân Giám Đốc
2. Nguyễn Việt Hùng Cử Nhân P.Giám Đốc
     

 

IX. KHOA CƠ BẢN

1.Nguyễn Ngọc Ái

Thạc sỹ

Trưởng khoa

 

   

 

X.   KHOA KINH TẾ:

1. Phan Thị Mỹ Hạnh

Thạc Sỹ

Phụ trách

 

   

 

XI.   KHOA KỸ THUẬT:

1. Kiều Duy Linh

Tiến sỹ

Phụ trách

 

   

 

XII.    BAN THANH TRA VÀ PHÁP CHẾ:

1. Nguyễn Cao Duy Thuyết

Cử nhân

Trưởng ban

 

 

 

 

Hình ảnh - Đội ngũ lãnh đạo nhà trường

 

 

Hình ảnh - Đội ngũ giảng viên của nhà trường

 

Quy Định Chức Năng Nhiệm Vụ Các Đơn Vị Trong Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Nhà Trường

 

SỞ LAO ĐỘNG TB VÀ XH TP.HCM

TRƯỜNG TRUNG CẤP SÀI GÒN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2022

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

của Trường Trung cấp Sài Gòn

(Ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-TCSG-TH ngày 15/10/2022     

của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Sài Gòn)

  

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tính chất, vị trí của Trường Trung cấp Sài Gòn

1.1. Trường Trung cấp Sài Gòn là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

1.2. Trường trực thuộc và chịu sự quản lý nhà nước của Sở lao động TB&XH TP. Hồ Chí Minh về hoạt động đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và các quy định khác liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo của Trường.

Điều 2. Tên trường

Tên trường: Trung cấp Sài Gòn

Đơn vị quản lý trực tiếp: Sở lao động TB&XH TP. Hồ Chí Minh

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của trường

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường được ban hành theo Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội quy định về Điều lệ Trường trung cấp;

 Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường

4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp của Nhà nước;

4.2. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính;

4.3. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường;

4.4. Bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giáo viên, nhân viên và học sinh trong thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục- đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ.   

    

Chương II

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm:

5.1. Hội đồng quản trị.

5.2. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.            

5.3. Ban kiểm soát.

5.4. Các Phòng, Ban chức năng, gồm có:

- Phòng Hành chính - Tổng hợp.

- Phòng Đào tạo.

- Phòng Công tác học sinh.

- Phòng Tuyển sinh và hợp tác đào tạo.

- Ban Thanh tra - Pháp chế.

5.5. Các Khoa đào tạo, gồm có:

- Khoa Kinh tế.

Các Tổ bộ môn thuộc Khoa Kinh tế:

+Tổ Kế toán doanh nghiệp và Kiểm toán

+Tổ Marketing

+Tổ Tài chính Ngân hàng

+Tổ Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn

+Tổ Kinh doanh xuất nhập khẩu

+Tổ Quản lý doanh nghiệp

+Tổ Hướng dẫn du lịch.

+Tổ Pháp luật

+Tổ Chế biến món ăn, chế biến và bảo quản thực phẩm

+Tổ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…)

 

- Khoa Kỹ thuật.

Các bộ môn thuộc Khoa Kỹ thuật:

    +Tổ Công nghệ kỹ thuật chế biến, bảo quản thực phẩm và Chế biến món ăn.

    +Tổ Điện công nghiệp và dân dụng và Điện lạnh

    +Tổ Xây dựng công nghiệp và dân dụng

    +Tổ Tin học ứng dụng

 

- Các tổ bộ môn trực thuộc BGH

 +Tổ Anh văn - Tin học,

 +Tổ Chính trị- Pháp luật

 +Tổ Giáo dục quốc phòng - Tổ Giáo dục thể chất;

5.6 Các Hội đồng tư vấn:

- Hội đồng Khoa học.

- Hội đồng chính sách, thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

- Hội đồng tuyển sinh.

- Hội đồng tốt nghiệp.

- Hội đồng xét lên lớp, tạm ngừng học, buộc thôi học.

5.7. Tổ chức đoàn thể

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

- Công đoàn.

- Chi bộ

Điều 6: Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường; có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù hợp với quy định của pháp luật.

 Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm tính từ ngày có quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị:

a) Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường,

b) Xây dựng và quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường theo quy định của pháp luật và chế độ quản lý tài chính.

c) Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng trường, phê duyệt các dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng nhà trường trình; giám sát việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản của nhà trường.

d) Chọn người giữ chức vụ Hiệu trưởng và trình Sở chủ quản ra quyết định công nhận.

đ) Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất.

e) Quyết định những nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất và công tác đối ngoại của trường.

g) Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định pháp luật, quy chế và các quyết nghị của Hội đồng quản trị.

3. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị. Nghị quyết của Hội đồng quản trị xây dựng theo nguyên tắc: mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết và kết quả bầu chỉ được thông qua khi được quá nửa số thành viên Hội đồng quản trị nhất trí.

4. Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị phải được thông qua theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.

5. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

a) Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ chủ quản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị chết hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Tự nguyện từ chức;

- Không đủ sức khỏe để thực hiện các công việc đang đảm nhiệm;

b) Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;  

- Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường

Điều 7. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị và được Sở chủ quản ra quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chủ trì chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua quyết nghị của Hội đồng quản trị;

d) Chỉ đạo việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị sau khi được thông qua;

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt quá 3 tháng, thì phải ủy quyền cho một thành viên trong số các thành viên còn lại của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong thời gian vắng mặt. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và được thông báo công khai, đồng thời báo cáo Sở chủ quản. Thời gian ủy quyền không quá 3 tháng và không được áp dụng việc ủy quyền hai lần liên tiếp

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Các văn bản, nghị quyết của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.

Điều 8. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trường; đã qua giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 5 năm, có năng lực quản lý, có sức khỏe. Tuổi của Hiệu trưởng khi được bổ nhiệm không quá 65. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị; thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

2. Hiệu trưởng được Hội đồng quản trị đề cử khi có quá nửa các thành viên Hội đồng quản trị nhất trí thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín và được Sở chủ quản tại ra quyết định công nhận.

3. Hiệu trưởng là người điều hành các hoạt động của trường, đại diện cho trường thực hiện các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, cơ quan quản lý giáo dục và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.

4. Hiệu trưởng có nhhững nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng quản trị phải báo cáo, xin ý kiến của Sở chủ quản. Trong thời gian chờ ý kiến của các cơ quan quản lý, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng quản trị.

b) Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trìnhvà giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường.

c) Tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, liên kết hợp tác đào tạo, thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm.

d) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định việc thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, các khoa, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

đ) Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ chủ quản.

e) Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

g) Quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường.

h) Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và gìn giữ môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường.

i) Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước.

k) Tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

l) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Phó hiệu trưởng

1. Phó hiệu trưởng là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trường; đã qua giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 3 năm, có năng lực quản lý, có sức khỏe. Tuổi của Phó hiệu trưởng khi được bổ nhiệm không quá 65.

2. Phó hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề nghị, được Hội đồng quản trị thông qua và được Sở chủ quản ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Phó hiệu trưởng là 5 năm.

3. Trường có từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng.

4. Phó hiệu trưởng có nhhững nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công.

b) Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng uỷ quyền.

c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Ban kiểm soát   

1. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán.

2. Thành viên của Ban kiểm soát phải là cổ đông của trường và có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Những người trong Ban kiểm soát không được là thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng; đồng thời không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của thành viên Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng của trường.

4. Ban Kiểm soát bầu một thành viên làm Trưởng ban; nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

5. Quyền và nhiệm vụ của Ban Kiểm soát:

a) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành các hoạt động của trường, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;

b) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của trường; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của trường;

c) Định kỳ thông báo với Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về các báo cáo, kết luận và kiến nghị trước khi trình lên Đại hội đồng cổ đông.

d) Báo cáo tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của nhà trường.

đ) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trường;

e) Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường về các nội dung trong báo cáo và các hoạt động của mình;

g) Được quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, các thành viên của Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý khác cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu về các hoạt động của nhà trường khi thực thi nhiệm vụ.

h) Việc kiểm soát theo quy định tại các mục a và b của Điều này không được cản trở các hoạt động của Hội đồng quản trị và không gây gián đoạn các hoạt động của trường.

i) Trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm pháp luật và các quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, Ban Kiểm soát được quyền thông báo cho Hội đồng quản trị và triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Điều 11. Các phòng, ban chức năng

1. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động của Trường, Hiệu trưởng đề xuất để Hội đồng quản trị quyết nghị về cơ cấu các phòng, ban chức năng để thực hiện các mặt công tác chủ yếu sau: hành chính, quản trị; tổ chức cán bộ; đào tạo, thanh tra - pháp chế; kế hoạch, tài chính; công tác học sinh.

2. Nhiệm vụ của các phòng chức năng:

a) Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường;

b) Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

3. Đứng đầu các phòng là trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các phòng có thể có phó trưởng phòng giúp việc trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng.

Điều 12. Các khoa đào tạo

1.Căn cứ vào quy mô và đặc điểm ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng đề xuất để Hội đồng quản trị quyết nghị về cơ cấu các khoa đào tạo để thực hiện tổ chức đào tạo các ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề đào tạo của Trường.

2. Nhiệm vụ của các khoa:

a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

b) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

c) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình theo phân cấp của Hiệu trưởng;

d) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, biên soạn đề thi kiểm tra đánh giá do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo, thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa, tổ bộ môn.

3. Đứng đầu các khoa là trưởng khoa do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tùy theo quy mô và tính chất đào tạo của khoa, các khoa có thể có phó trưởng khoa giúp việc trưởng khoa theo đề nghị của trưởng khoa.

Điều 13. Các tổ bộ môn thuộc khoa

1. Các khoa thành lập các tổ bộ môn thuộc khoa, phụ trách một môn học hoặc nhóm môn học có liên quan.

2. Việc thành lập và xác định nhiệm vụ của tổ bộ môn thuộc khoa do Trưởng khoa đề nghị, Hiệu trưởng quyết định.

Điều 14. Hội đồng tư vấn

Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác và các cơ sở phục vụ đào tạo thuộc Trường được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, số lượng và cơ cấu thành viên của các Hội đồng và các cơ sở phục vụ đào tạo do Hiệu trưởng quyết định.

Điều 15. Các đoàn thể và tổ chức xã hội

Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường được tạo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

 

Chương III

GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VÀ NGƯỜI HỌC

Điều 16. Giáo viên

1. Thực hiện theo quy định của Bộ lao động TB và XH, Trường tổ chức đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu trên tổng số giáo viên của nhà trường không dưới 30%. Tổng số giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng đảm bảo theo định mức về nhà giáo đối với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

2. Tiêu chuẩn giáo viên

 a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

b) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

2. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp

a) Giáo dục, giảng dạytheo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

b) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ trường TCCN.

c) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

d) Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy,nêu gương tốt cho người học.

đ)Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quyền của giáo viên

a) Ðược giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

b) Ðược đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

c) Ðược hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

d) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

đ) Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ chủ quản và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

e) Ðược hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Cán bộ, Nhân viên

1. Cán bộ, nhân viên của trường được tuyển dụng và thực hiện các chế độ quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; được hưởng chế độ tiền công, tiền lương theo thoả thuận hợp lý.

2. Cán bộ, nhân viên phải nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác do nhà nước ban hành.

Điều 18. Nhiệm vụ và quyền của người học

1. Nhiệm vụ của người học

a) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các quy định của Điều lệ, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

b) Hoàn thành trong thời hạn quy định tất cả nội dung học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường.

c) Tôn trọng giáo viên, cán bộ, viên chức của nhà trường.

d) Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.

đ) Tham gia sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, lao động công ích và các hoạt động phục vụ xã hội.

e) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

g) Người học học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học; nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định.

2. Quyền của người học

a) Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về kết quả học tập của mình.

b) Được đảm bảo quyền thực hiện các chế độ học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Được tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật.

d) Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao theo quy định của nhà trường.

đ) Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.

e) Được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 19. Hoạt động đào tạo

1. Trường tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo quyết định và quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Các hoạt động đào tạo bao gồm:

a) Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.

b) Tổ chức thực tập, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo.

c) Các hoạt động ngoại khoá bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.

Điều 20. Hoạt động khoa học và công nghệ

Trường thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, các dịch vụ tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của trường và theo các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.

Điều 21. Hợp tác quốc tế

Trường thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế, được mời các giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cử cán bộ, giáo viên và người học tham quan, giảng dạy, học tập ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật.

 

Chương V

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 22. Tài sản

1. Tài sản của trường bao gồm:

a) Tài sản do các tổ chức và các cá nhân đầu tư;

b) Tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường;

c) Tài sản do hiến, tặng, cho, tài trợ.

2. Trường thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hợp lý để đầu tư bổ sung, đổi mới trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng mới và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3. Hàng năm, Trường tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.

Điều 23. Nguồn tài chính

1. Nguồn tài chính của trường gồm có:

a) Vốn góp của các thành viên góp vốn được đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện;

b) Vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học;

c) Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.

d) Các nguồn khác, bao gồm:

- Học phí, lệ phí thu từ người học theo mức thu do nhà trường tự xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí, được xã hội chấp nhận và phù hợp với quy định của pháp luật;

- Thu từ các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

- Lãi tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;

- Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng (bằng tiền, bằng hiện vật) của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;

- Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;

- Các khoản thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi, bao gồm:

a) Các khoản chi cho người lao động: chi tiền công, tiền lương, phụ cấp lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, khen thưởng;

b) Các khoản chi cho người học: học bổng, khen thưởng;

c) Chi cho các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao;

d) Các khoản chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy, học tập, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập;

đ) Chi quản lý hành chính;

e) Chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, tài sản cố định, trang thiết bị đồ dùng dạy học;

g) Chi cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

h) Trích khấu hao tài sản cố định;

i) Chi trả vốn vay và lãi vốn vay;

k) Các khoản chi đầu tư phát triển nhà trường: chi đầu tư mở rộng diện tích đất đai, xây dựng cơ sở vật chất phòng học, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, thư viện, máy móc trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập; tuyển dụng bổ sung cán bộ và giáo viên, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, chi công tác nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ, đối mới và phát triển chương trình, ngành nghề đào tạo;

l) Chi các hoạt động nhân đạo, từ thiện;

m) Các khoản chi khác phù hợp với quy định của luật pháp.

Điều 24. Chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn

1. Cổ đông có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo các quy định sau đây:

a) Cổ đông muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trước hết phải chuyển nhượng phần vốn đó cho các cổ đông còn lại theo giá thỏa thuận tại thời điểm chuyển nhượng.

b) Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu các cổ đông còn lại không mua hoặc mua không hết.

2. Cổ đông không được tuỳ tiện rút vốn góp. Trường hợp cổ đông có nhu cầu rút vốn hợp lý, việc rút vốn phải được chấp thuận bằng nghị quyết của cuộc họp Hội đồng quản trị với kết quả biểu quyết đạt được từ 2/3 phiếu thuận trở lên.

 

Chương VI

THANH TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Kiểm tra, thanh tra

1. Trường tổ chức tự kiểm tra các hoạt động của trường theo các quy định hiện hành.

2. Trường chu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 26. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân (lãnh đạo, giáo viên, cán bộ, nhân viên) thực hiện tốt Quy chế này, có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và người học có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Xử lý vi phạm

Tập thể, cá nhân làm trái với các quy định của Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành và của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 28. Trách nhiệm thi hành và sửa đổi quy chế

Quy chế này bao gồm 28 điều, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình hoạt động, Quy chế có thể được sửa đổi, bổ sung theo quyết nghị của Hội đồng quản trị./.

 

 

Nơi nhận:

- Sở LĐTB&XH(để báo cáo);

- HĐQT, BGH(để thực hiện)

- Các đơn vị, GV (để thực hiện)

- Lưu VT, kiểm định

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

ThS. Nguyễn Việt Dũng

 

 

iến sỹ